Categories: Kiến thức bảo hiểm

Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm là gì & Cách tính

Bạn có biết hợp đồng bảo hiểm của bạn không chỉ bảo vệ tài chính trước rủi ro mà còn có thể tích lũy thành một khoản tài sản giá trị? Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm là gì, cách tính như thế nào là những nội dung quan trọng bất kỳ ai đã và đang tham gia bảo hiểm cần nắm rõ.

Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm là gì?

Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng bảo hiểm của bạn tại một thời điểm nhất định. 

Như vậy, giá trị tài khoản phản ánh giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm.

Cách tính giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm

Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm là số tiền tích lũy phí bảo hiểm mà bạn đã đóng trong nhiều năm, cộng với lãi suất hoặc lợi nhuận đầu tư trừ đi các khoản phí, chi phí có liên quan, các khoản rút tiền, tạm ứng từ giá trị tài khoản…

Công thức chung: Giá trị tài khoản hợp đồng = Giá trị tài khoản cơ bản + Giá trị tài khoản tích lũy thêm (nếu có)

Trong đó: 

+ Giá trị tài khoản cơ bản: Giá trị tài khoản cơ bản = Phí bảo hiểm cơ bản – Phí ban đầu – Phí bảo hiểm rủi ro – Phí quản lý hợp đồng.

+ Giá trị tài khoản tích lũy thêm (nếu có) = Phí bảo hiểm tích lũy thêm – Phí ban đầu – Phí bảo hiểm rủi ro – Phí quản lý hợp đồng.

Giá trị tài khoản tích lũy thêm ngoài các khoản lãi tích lũy còn có thể bao gồm khoản thường tri ân khách hàng duy trì hợp đồng, gắn bó dài lâu….

Ví dụ về cách tính: Chị Hoa mua hợp đồng bảo hiểm truyền thống với phí bảo hiểm cơ bản hàng năm là 15 triệu đồng. Sau 10 năm, chị Hoa đã đóng tổng cộng 150 triệu đồng phí bảo hiểm cơ bản. Giả sử các khoản phí và lệ phí trong 10 năm là 15 triệu đồng.

-> Số tiền thực tế được phân bổ vào giá trị tài khoản cơ bản là: 150 – 15 = 135 triệu đồng.

Nếu lãi suất công bố của công ty bảo hiểm là 5%/năm. Sau 10 năm, giá trị tài khoản cơ bản của chị Hoa ước tính khoảng 210 triệu đồng.

Nếu chị Hoa có đóng thêm phí bảo hiểm bổ sung, giá trị tài khoản tích lũy thêm sẽ được cộng vào giá trị tài khoản cơ bản để tính ra giá trị hợp đồng cuối cùng.

Cơ chế hình thành giá trị tài khoản hợp đồng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung – An Tâm Song Hành (Dai-ichi Life)

Cụ thể với bảo hiểm liên kết chung: Giá trị tài khoản hợp đồng = Phí bảo hiểm được phân bổ + Lãi từ đầu tư + Thưởng duy trì hợp đồng và Thưởng gắn bó dài lâu – (Phí bảo hiểm rủi ro + Phí quản lý hợp đồng + Rút tiền mặt từ giá trị tài khoản + Phí rút).

Giải đáp câu hỏi thường gặp về giá trị tài khoản hợp đồng

Có thể rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm không?

Việc này phụ thuộc vào loại hợp đồng bảo hiểm và quy định của từng công ty. Với bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP), bạn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng bất cứ lúc nào, miễn là số dư còn lại không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.

Rút giá trị tài khoản hợp đồng có mất phí không?

Có. Phí rút giá trị tài khoản sẽ được khấu trừ vào số tiền yêu cầu rút trước khi công ty bảo hiểm chi trả số tiền này. Khoản phí được tính theo tỷ lệ phần trăm phí bảo hiểm cơ bản quy năm của năm bảo hiểm đầu tiên. 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm.

account

Recent Posts

[Giải đáp] Người nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

Việc tham gia bảo hiểm y tế là một trong những cách tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên,…

4 tuần ago

[Giải đáp] Mua bảo hiểm y tế 1 tháng có được không?

Thực tế, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tương đối linh hoạt, tuy nhiên không ít người vẫn…

4 tuần ago

Phân biệt các loại hình bảo hiểm y tế hiện nay

Bảo hiểm y tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên,…

4 tuần ago

Chuyên gia giải đáp: Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Bảo hiểm y tế đã và đang trở thành sản phẩm bảo vệ sức khỏe và tài chính cho mọi…

1 tháng ago

[Bật mí] 03 Cách khám bảo hiểm y tế không cần thẻ

Trong nhịp sống hiện đại, việc mang theo nhiều giấy tờ, trong đó có thẻ bảo hiểm y tế đôi…

1 tháng ago

[Giải đáp] Cấp cứu có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khi gặp tình huống cấp cứu, điều quan trọng nhất là được cấp cứu kịp thời. Nhưng liệu việc sử…

1 tháng ago