Categories: Tư vấn viên bảo hiểm

Mức phạt đối với công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên luật mới nhất 2018

Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là quy định bắt buộc đối với các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sử dụng lao động của tuân thủ đúng các quy định. Vậy mức phạt không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là bao nhiêu?

1. Quy định pháp luật về mức phạt không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Theo Điều 216 Bộ Luật Hình sự quy định về mức phạt dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trốn bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

  • Người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhưng gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác đã không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở đi thuộc một trong những trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt từ 03 tháng đến 1 năm:
  • Không đóng bảo hiểm xã hội từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
  • Không đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến 50 người lao động.
  • Phạm tội thuộc một trong số những trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên.
  • Không đóng bảo hiểm xã hội từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
  • Không đóng bảo hiểm cho 50 người đến 200 người.
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là quy định bắt buộc

>>Xem ngay: Khách hàng không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không để có thể hiểu và nắm bắt rõ những quyền lợi mà người lao động đáng được hưởng

Phạm tội nằm trong một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù trong khoảng từ 02 năm đến 07 năm:

  • Không đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên.
  • Không đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.
  • Không đóng số tiền bảo hiểm xã hội đã thu hay đã khấu trừ theo lương của nhân viên.
  • Ngoài ra, người trốn bảo hiểm xã hội của người động còn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề trong ít nhất là 01 năm.
  • Những cơ quan, công ty, tổ chức phạm tội sẽ bị phạt như sau:
  • Phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 216 sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
  • Phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 216 sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
  • Phạm tội được quy định tại khoản 3 Điều 216 sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

2. Những yếu tố cấu thành tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Theo quy định của pháp luật, những hành vi không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội sẽ được cấu thành tội trốn đóng bảo hiểm dựa theo những yếu tố sau:

  • Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội đã được quy định trong pháp luật là“ Người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.
  • Theo khoản 2 điều 21 Bộ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định, người sử dụng lao động là người có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Theo khoản 2 điều 2 Bộ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Không đóng hoặc đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội được thực hiện bằng những hành vi gian dối bằng nhiều thủ đoạn.
  • Theo quy định của Pháp luật, người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm chỉ có hành vi cấu thành phạm tội khi thực vi gian dối hoặc các thủ đoạn để trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, đối với những trường hợp trốn đóng bảo hiểm nhưng có nguyên nhân chính đáng, không phải là gian dối thì không được cấu thành nên tội phạm.

Cần xử phạt những công ty trốn bảo hiểm xã hội của nhân viên

  • Số tiền mà người sử dụng lao động đã trốn không đóng hay không đóng đầy đủ là số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng cho nhân viên từ 06 tháng trở lên và số tiền này từ 50.000.000 đồng hoặc số người lao động không được đóng bảo hiểm từ 10 người trở lên.
  • Những hành vi này đã bị xử phạt hành chính nhưng người sử dụng lao động vẫn tiếp tục tái phạm :Các tổ chức đã từng bị xử phạt hành chính về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên cần lưu ý kỹ về thời gian đóng bảo hiểm để tránh việc cấu thành trách nhiệm hình sự.

Các đơn vị sử dụng lao động cần phải tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên. Mức phạt dành cho những công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là rất cao và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ là một trong những nguyên tắc cơ bản giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

baohiemvn

Recent Posts

SAMO ra mắt Momi SmartLife – Công nghệ thông minh, thay đổi cuộc sống

Momi SmartLife là ứng dụng giúp khách hàng dễ dàng so sánh và mua bảo hiểm online một cách nhanh…

3 năm ago

TheBank tuyển dụng vị trí Nhân viên Content

THÔNG TIN VỀ THEBANK Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông SAMO là công ty có 100% vốn…

3 năm ago

TheBank tuyển dụng vị trí Giám Đốc khối khách hàng Doanh nghiệp

THÔNG TIN VỀ THEBANK Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông SAMO là công ty có 100% vốn…

3 năm ago

Tất cả các thông tin cần biết về bảo hiểm hỗ trợ viện phí Tomato

Tên gọi đầy đủ của sản phẩm bảo hiểm này chính là bảo hiểm viện phí trợ cấp Eroscare Tomato.…

4 năm ago

Bất cứ ai cũng có cơ hội trở thành chuyên viên tài chính kiếm bội tiền khi “bắt tay” với TheBank

Trong mỗi chúng ta ai cũng tất bật với công việc hàng ngày của mình, người thì bận chăm lo…

4 năm ago

Thebank chiêu mộ đại lý công nghệ bảo hiểm – cơ hội vàng cho các tư vấn viên tài chính

Tài chính - bảo hiểm là ngành nghề đang có sự phát triển mạnh mẽ với nhu cầu người dùng…

4 năm ago