Categories: Bảo hiểm sức khỏe

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 là bao nhiêu mới nhất năm nay?

Bảo vệ sức khỏe cho trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình và xã hội. Việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các em được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng khi cần thiết. Vậy mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 là bao nhiêu? Tại sao có sự khác biệt về mức đóng BHYT học sinh lớp 1? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 là bao nhiêu?

Hiện nay, đối tượng học sinh/sinh viên (bao gồm học sinh lớp 1) sẽ phải đóng BHYT với mức là 73.710 VND/tháng. Mức đóng này được tính dựa trên 4,5%/tháng theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ ít nhất là 30%. 

Công thức tính mức đóng BHYT học sinh lớp 1: 

= Mức lương cơ sở x Mức đóng (4,5%) x Tỷ lệ đóng sau khi trừ phần nhà nước hỗ trợ (70%)

= 2.340.000 x 4,5% x 70% = 73.710 VND/tháng = 884.520 VND/năm

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia BHYT thì đối với học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần đóng. Theo đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng có nếu:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, riêng đối tượng tham gia BHYT của học sinh, sinh viên thì mức đóng được xác định là 4,5% mức lương cơ sở theo căn cứ tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu trên. 

Bên cạnh đó, tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là: “c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”

>> Khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, bạn sẽ được hưởng quyền lợi gì? Tham khảo thêm bài viết sau: Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì? Quyền lợi khi tham gia

Mức đóng BHYT cho học sinh lớp 1 là 4,5%/tháng theo mức lương cơ sở

2. Xác định tiền Đóng bảo hiểm y tế của học sinh lớp 1 tính theo ngày sinh

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Số tiền phải đóng BHYT cho học sinh vào lớp 1 phụ thuộc vào ngày sinh của các bé trước hay sau ngày 30/9. Thời hạn của thẻ BHYT của bé lớp 1 được tính từ thời điểm thẻ mới có giá trị sử dụng đến ngày 31/12 năm sau.

Thẻ bảo hiểm của trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu lực từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc khi thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi hết hạn thì thẻ BHYT theo đối tượng học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu giá trị sử dụng.

Vì vậy, tùy thuộc vào thời điểm mà trẻ đủ 72 tháng tuổi thì mức đóng BHYT theo đối tượng của học sinh của mỗi bạn sẽ khác nhau là 13 tháng, 15 tháng hoặc 12 tháng.

Dẫn chiếu trường hợp:

  • Con bạn sinh ngày 12/05 (trước ngày 30/9) thì thẻ BHYT cũ có hiệu lực đến hết ngày 30/9, đồng nghĩa với việc BHYT mua ở trường được tính là 15 tháng (tháng 10, 11, 12 của năm học và 12 tháng của năm sau liền kề). Như vậy, số tiền phải đóng là: 15 x 56.700 = 850.500 VND.
  • Con bạn sinh ngày 11/10 (sau 30/9) thì thẻ BHYT cũ có hiệu lực đến hết ngày 31/10, đồng nghĩa với việc BHYT của bé đó mua ở trường được tính bao gồm 14 tháng (tháng 11, tháng 12 và 12 tháng của năm sau liền kề). Như vậy, số tiền phải đóng là: 14 x 56.700 = 793.800 VND. 
  • Con bạn sinh ngày 14/11 (sau 30/9) thì thẻ BHYT cũ có hiệu lực đến hết ngày 30/11, đồng nghĩa với việc BHYT của bé đó mua ở trường được tính bao gồm 13 tháng (tháng 12 và 12 tháng của năm sau liên kề). Như vậy, số tiền phải đóng là: 13 x 56.700 = 737.100 VND. 
  • Con bạn sinh tháng 09/12 (sau 30/9) thì thẻ BHYT cũ có hiệu lực đến hết ngày 31/12, đồng nghĩa với việc BHYT của bé đó mua ở trường được tính bao gồm 12 tháng. Như vậy, số tiền phải đóng là: 12 x 56.700 = 680.400 VND.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về: “Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 là bao nhiêu?”. Xét theo quy định con số này là 56.700 VND/tháng, tuy nhiên dựa vào ngày sinh mà mức đóng BHYT/năm sẽ có sự khác nhau.

>> Nếu bạn đang quan tâm về quyền lợi được và không được hưởng khi sử dụng BHYT trái tuyến, hãy tham khảo bài viết sau: Bảo hiểm y tế trái tuyến là gì? Trường hợp được và không được hưởng quyền lợi 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.

Bùi Lâm

Recent Posts

[Giải đáp] Người nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

Việc tham gia bảo hiểm y tế là một trong những cách tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên,…

4 tuần ago

[Giải đáp] Mua bảo hiểm y tế 1 tháng có được không?

Thực tế, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tương đối linh hoạt, tuy nhiên không ít người vẫn…

4 tuần ago

Phân biệt các loại hình bảo hiểm y tế hiện nay

Bảo hiểm y tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên,…

4 tuần ago

Chuyên gia giải đáp: Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Bảo hiểm y tế đã và đang trở thành sản phẩm bảo vệ sức khỏe và tài chính cho mọi…

1 tháng ago

[Bật mí] 03 Cách khám bảo hiểm y tế không cần thẻ

Trong nhịp sống hiện đại, việc mang theo nhiều giấy tờ, trong đó có thẻ bảo hiểm y tế đôi…

1 tháng ago

[Giải đáp] Cấp cứu có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khi gặp tình huống cấp cứu, điều quan trọng nhất là được cấp cứu kịp thời. Nhưng liệu việc sử…

1 tháng ago