Giải thể là khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi giải thể, doanh nghiệp bảo hiểm bị đóng mã số thuế và không còn tồn tại trên sổ đăng ký kinh doanh.
Phá sản là khi doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, ngay cả sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán.
Cả giải thể và phá sản đều được thực hiện theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên phá sản có tính bắt buộc do mất khả năng thanh toán, còn giải thể có tính tự nguyện nhiều hơn, ngoài ra tính bắt buộc của giải thể là do có hành vi vi phạm quy định Pháp luật về hoạt động kinh doanh.
Theo Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;
Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 1 Điều 68 của Luật này bao gồm:
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy trước khi giải thể, doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính một bộ hồ sơ đề nghị giải thể và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Theo Khoản 2 – Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Bộ hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Một trong những lo lắng nhiều nhất của khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ là liệu công ty bảo hiểm có bị phá sản hay có bị giải thể không bởi phí bảo hiểm nộp vào quỹ tài chính của công ty và công ty chịu trách nhiệm chi trả các quyền lợi bảo hiểm.
Nhưng người tham gia hoàn toàn yên tâm là quyền lợi bảo hiểm vẫn luôn được đảm bảo vì đã có Bộ tài chính giám sát và có quy định chặt chẽ trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Theo điều 74: Doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác khi giải thể. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Tóm lại, Bộ tài chính quản lý và quy định chặt chẽ về trường hợp giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người tham gia bằng cách chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Vì vậy, khách hàng hãy an tâm tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn.
Nguồn TheBank
Việc tham gia bảo hiểm y tế là một trong những cách tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên,…
Thực tế, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tương đối linh hoạt, tuy nhiên không ít người vẫn…
Bảo hiểm y tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên,…
Bảo hiểm y tế đã và đang trở thành sản phẩm bảo vệ sức khỏe và tài chính cho mọi…
Trong nhịp sống hiện đại, việc mang theo nhiều giấy tờ, trong đó có thẻ bảo hiểm y tế đôi…
Khi gặp tình huống cấp cứu, điều quan trọng nhất là được cấp cứu kịp thời. Nhưng liệu việc sử…