Categories: Kinh nghiệm tham gia

Tìm hiểu chi tiết về các loại bảo hiểm tàu biển hiện nay

Thời gian gần đây, bảo hiểm tàu biển được xem như là một người bạn thân thiết đối với mỗi người thủy thủ khi ra khơi. Sở hữu cho mình các loại bảo hiểm tàu biển sẽ giúp cho bạn thêm phần an tâm trong mỗi chuyến hành trình. Cụ thể hiện nay, ở nước ta có các loại bảo hiểm tàu biển nào, chi tiết của từng loại ra sao? Hãy cùng các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank tìm hiểu nhé.

Bảo hiểm tàu biển hiện nay được xem như là người bạn đồng hành không thể thiếu được đối với mỗi thủy thủ trước khi ra khơi, nó góp phần giúp cho các thuyền viên thêm phần yên tâm hơn cho mỗi chuyến hành trình của mình.

Ở Việt Nam hiện nay, mỗi một công ty bảo hiểm lại có các loại bảo hiểm tàu biển khác nhau, tuy nhiên đại đa số các công ty đều có 4 loại bảo hiểm tàu biển phổ biến là: Bảo hiểm Thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Vậy cụ thể, phạm vi bảo hiểm của các loại bảo hiểm trên là như thế nào? Hãy cùng với các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank tìm hiểu thông tin chi tiết xem nhé.

Xem thêm: Luật bảo hiểm tàu biển quy định như thế nào về hợp đồng bảo hiểm hàng hải?

Bảo hiểm thân tàu

Trong số các loại bảo hiểm tàu biển hiện nay, bảo hiểm thân tàu được xem như là loại bảo hiểm được nhiều người sử dụng nhất. Loại bảo hiểm này sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho khách hàng trong những trường hợp tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gãy trục cơ… Phạm vi bảo hiểm cụ thể như sau:

  • Đâm, va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hay dưới nước khác.
  • Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hay nổi trồi, cố định, cấu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
  • Cháy nổ ngay trên tàu hoặc ở nơi khác nhưng khiến cho tàu bị ảnh hưởng hoặc tổn thất.
  • Mất tích.
  • Động đất, sụt lở, núi lửa phun, bão tố, sóng thần, gió lốc hay sét đánh… khiến cho tàu bị hư hại, tổn thất nghiêm trọng.
  • Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hay khi tàu đang neo đậu lên đà sửa chữa ở xưởng.
  • Sơ xuất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.
  • Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý.
  • Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật gây ra (do lỗi kỹ thuật, không có sự can thiệp của con người).

Bảo hiểm thân tàu được xem là một trong các loại bảo hiểm tàu biển phổ biến nhất hiện nay.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Loại bảo hiểm này sẽ áp dụng cho các rủi ro liên quan đến trách nhiệm cũng như các chi phí theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra, bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.

Phạm vi bảo hiểm:

  • Chi phí liên quan đến ô nhiễm dầu, môi trường biển.
  • Chi phí liên quan đến đánh dấu, di chuyển xác tàu.
  • Trách nhiệm với hàng hóa được chuyên chở trên tàu được bảo hiểm.
  • Trách nhiệm với hành khách.
  • Trách nhiệm đối với phương tiện được lai kéo.

  • Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn.
  • Chi phí liên quan đến tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự.
  • Chi phí do gây thiệt hại với các vật thể cố định hay di động.
  • Trách nhiệm đâm va.
  • Chi phí liên quan đến thiệt hại thân thể hay tổn thất vật chất với thuyền viên hay người thứ 3 không phải thuyền viên trên tàu được bảo hiểm.

Bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu

Trong số các loại bảo hiểm tàu biển thì loại bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho các rủi ro đối với vỏ tàu, máy móc cũng như các trang thiết bị khác trên tàu trong quá trình đóng tàu tại xưởng và những cơ sở khác của người đóng tàu trong phạm vi cảng, hay địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt xưởng của người đóng tàu, và trong quá trình vận chuyển giữa những nơi đó.

Bảo hiểm tàu hiện hiện nay đã trở thành người bạn đồng hành với người thuyền viên trong mỗi chuyến đi.

Phạm vi bảo hiểm:

  • Chi phí sửa chữa, thay thế hoặc thay mới bất kỳ bộ phận nào có khuyết tật phải loại bỏ duy nhất do hậu quả của việc phát hiện ẩn tỳ trong thời hạn bảo hiểm.
  • Hạ thuỷ tàu không thành công.
  • Rủi ro ô nhiễm gây ra bởi hư hại tàu.
  • Lỗi thiết kế, tuy nhiên lỗi này phải được phát hiện trong thời hạn của bảo hiểm, phát sinh do lỗi thiết kế của bất kỳ bộ phận hay những bộ phận nào của đối tượng bảo hiểm.
  • Trách nhiệm đâm va.
  • Tổn thất chung và cứu hộ.
  • Trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I)

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các sĩ quan, thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ, cán bộ khoa học kỹ thuật làm công tác nghiên cứu, chuyên gia, thực tập sinh, hoặc những người lao động chính, lao động phụ làm việc trên tàu thuyền. Thuyền viên được bảo hiểm phải là những người có đủ điều kiện về sức khỏe, cũng như các tiêu chuẩn làm việc mà pháp luật đã quy định.

Phạm vi bảo hiểm là những người đang làm việc, sinh hoạt trên các phương tiện lưu thông trên sông ngòi, hồ, kênh rạch, đầm, vùng biển thuộc phạm vi hoạt động, hoặc trong lúc thừa hành công việc ở trên bờ hoặc dưới nước khi gặp các trường hợp như:

–  Tử vong, mất tích.

–  Trường hợp thương tật vĩnh viễn.

–  Thương tật tạm thời.

Như vậy, với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã có được cho mình những kiến thức vững chắc về các loại bảo hiểm tàu biển rồi chứ. Và nếu như vẫn còn có thắc mắc nào cần được giải đáp thì hãy gửi ngay đến cho các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank, chúng tôi sẽ giúp cho bạn có được một câu trả lời chi tiết và dễ hiểu nhất.

baohiemvn

Recent Posts

[Giải đáp] Người nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

Việc tham gia bảo hiểm y tế là một trong những cách tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên,…

3 tháng ago

[Giải đáp] Mua bảo hiểm y tế 1 tháng có được không?

Thực tế, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tương đối linh hoạt, tuy nhiên không ít người vẫn…

3 tháng ago

Phân biệt các loại hình bảo hiểm y tế hiện nay

Bảo hiểm y tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên,…

3 tháng ago

Chuyên gia giải đáp: Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Bảo hiểm y tế đã và đang trở thành sản phẩm bảo vệ sức khỏe và tài chính cho mọi…

3 tháng ago

[Bật mí] 03 Cách khám bảo hiểm y tế không cần thẻ

Trong nhịp sống hiện đại, việc mang theo nhiều giấy tờ, trong đó có thẻ bảo hiểm y tế đôi…

3 tháng ago

[Giải đáp] Cấp cứu có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khi gặp tình huống cấp cứu, điều quan trọng nhất là được cấp cứu kịp thời. Nhưng liệu việc sử…

3 tháng ago