Mục lục
1/ Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ được hiểu như thế nào?
Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ tức là khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ với mức phí đóng định kỳ nhằm mục đích vừa được bảo vệ trước những rủi ro bất ngờ, tiết kiệm tiền cho tương lai, vừa được hưởng lãi đầu tư từ công ty bảo hiểm nhân thọ. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm bảo hiểm đều kết hợp được cả tính bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư.
2/ Người tham gia bảo hiểm có cần am hiểu về đầu tư không?
Với các sản phẩm đầu tư trên thị trường như mua vàng, bất động sản, chứng khoán… nhà đầu tư cần am hiểu về sản phẩm, biến động thị trường, giá cả hiện nay, nhu cầu thị trường… để có cách thức đầu tư đạt hiệu quả cao nhất và gần như phải liên tục tìm hiểu, học hỏi và có những phương án đầu tư phù hợp khi có bất cứ thay đổi nào. Tuy nhiên khi đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm không nhất thiết phải là chuyên gia đầu tư bởi vì số tiền mà khách hàng đóng vào được ủy thác cho công ty bảo hiểm đi đầu tư.
Theo đó, khi tham gia bảo hiểm, người tham gia được quyền quyết định số tiền đầu tư tức là số phí đóng vào và quyền lựa chọn đầu tư vào quỹ nào. Vì thế khách hàng cần tìm hiểu thông tin về các quỹ đầu tư của công ty như mục đích đầu tư, giá trị đơn vị của quỹ qua các năm, lãi suất tham khảo, kênh đầu tư của quỹ, mức độ rủi ro và lợi nhuận của quỹ để lựa chọn quỹ và tỷ lệ đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình.
=> Thông tin về 6 quỹ đầu tư của Manulife hiện nay
Và chính các chuyên gia đầu tư hàng đầu của công ty bảo hiểm mới là người thực hiện kế hoạch đầu tư và mang lợi nhuận về cho công ty cũng như khách hàng. Như vậy, khách hàng không cần chuyên sâu về đầu tư nhưng vẫn an tâm ủy thác cho công ty bảo hiểm.
3/ Tiền bảo hiểm nhân thọ được công ty bảo hiểm đầu tư vào đâu?
Các công ty bảo hiểm thực hiện đầu tư vào các kênh đầu tư theo quy định của Pháp luật Việt Nam và luôn đảm bảo khả năng thanh toán theo tỷ lệ quy định. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm – Điều 98. Đầu tư vốn:
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Thực tế, các công ty bảo hiểm đầu tư phần lớn vào trái phiếu Chính phủ sau đó mới đến cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và các kênh đầu tư khác.
4/ Đầu tư vào bảo hiểm cần bao nhiêu tiền?
Mỗi kênh đầu tư cần số tiền lớn hay nhỏ khác nhau, ví dụ gửi tiết kiệm có thể chỉ cần số tiền từ 1 triệu hàng tháng, mua vàng hay chơi chứng khoán chỉ cần từ 4 – 5 triệu, nhưng kinh doanh bất động sản cần số tiền khá lớn có thể từ vài trăm triệu trở lên.
Riêng với bảo hiểm nhân thọ số tiền đầu tư vào còn linh hoạt hơn thế, tức là tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi người sẽ được thiết kế một hợp đồng bảo hiểm có mức phí phù hợp nhất. Và phần phí đóng vào được tách thành hai phần là phần bảo vệ và phần đầu tư. Khi đó phần bảo vệ có thể duy trì hợp đồng với số phí đóng đều đặn hàng kỳ, còn phần đầu tư rất linh hoạt về số tiền đóng thêm vào hàng kỳ, nếu điều kiện tài chính tốt lên người tham gia có thể đóng số tiền lớn vào phần đầu tư. Như vậy số tiền càng lớn thì khả năng tiết kiệm và sinh lời càng nhiều.
Đầu tư vào bảo hiểm dễ hơn rất nhiều so với các kênh đầu tư khác và có thể dành cho mọi đối tượng. Đồng thời số tiền đi đầu tư không chỉ có được lợi ích từ đầu tư mà còn được bảo vệ rủi ro và kết hợp tiết kiệm cho tương lai. Vậy không có lý do gì mà không đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ ngay hôm nay!
Theo thebank.vn