Bảo hiểm tai nạn lao động là hình thức bảo hiểm thuộc Bảo hiểm tai nạn, giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi gặp tổn thất do tai nạn liên quan đến công việc gây ra. Bởi vậy, không ít người tự đặt ra câu hỏi: Bảo hiểm tai nạn lao động có bắt buộc không? Mức đóng loại bảo hiểm này như nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Bảo hiểm tai nạn lao động có bắt buộc không?
Thực tế, bảo hiểm tai nạn lao động KHÔNG bắt buộc đối với tất cả đối tượng sử dụng lao động. Loại bảo hiểm này chỉ bắt buộc đối với một số đối tượng sử dụng lao động nhất định.
Theo khoản 2 Điều 43 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, một số đối tượng sử dụng lao động sau có trách nhiệm phải mua và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
>> Ngoài ra, để biết thêm về mức chi phí và đơn vị bán bảo hiểm tai nạn uy tín, hãy tham khảo bài viết sau: Bảo hiểm tai nạn bao nhiêu tiền? Mua ở đâu uy tín?
- Bảo hiểm tai nạn lao động giúp bảo vệ quyền lợi khi gặp tổn thất liên quan đến công việc gây ra
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những đối tượng được hưởng, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Các đối tượng được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
Theo khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và việc đóng bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức sau:
Mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH
Ngoài ra, mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chấp thuận.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi “Bảo hiểm tai nạn lao động có bắt buộc không?” Loại bảo hiểm này chỉ bắt buộc với một số ngành nghề nhất định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp tổn thất do tai nạn liên quan đến công việc gây ra.
>> Để hiểu hơn về loại hình Bảo hiểm tai nạn 24/24, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Bảo hiểm tai nạn 24/24 là gì? Điều kiện và quyền lợi khi tham gia