Bảo hiểm thân tàu biển là một phần của bảo hiểm tàu biển. Hiểu nôm na thì loại bảo hiểm này sẽ chịu những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển gây ra… Vậy cụ thể thì bảo hiểm thân tàu biển là gì? Đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm được quy định ra sao hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây nhé.
Bảo hiểm thân tàu biển là một trong 4 loại bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm tàu biển, khi tham gia vào gói bảo hiểm này, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gãy trục cơ…
Khi tham gia vào loại hình bảo hiểm này, khách hàng sẽ không còn phải quá lo lắng khi gặp phải những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận hành. Chính vì thế, bảo hiểm thân tàu biển ngày càng được xem như là một người bạn đồng hành đối với mỗi người thủy thủ khi ra khơi.
Bảo hiểm thân tàu biển là một trong 4 loại bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm tàu biển.
Đối tượng bảo hiểm
- Thân vỏ tàu.
- Máy móc.
- Trang thiết bị máy móc trên tàu.
Bảo hiểm thân tàu biển sẽ chi trả cho khách hàng trong những trường hợp
Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi các trường hợp:
- Động đất, sụt lở, núi lửa phun, bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh khiến cho tàu bị hư hại.
- Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, các phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước khác.
- Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
- Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.
- Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ ở nơi khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu.
- Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý.
- Tàu bị mất tích.
- Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.
- Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được.
- Chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí cứu hộ.
Bảo hiểm thân tàu biển chi thực hiện chi trả trong những trường hợp cụ thể đã được quy định.
Các trường hợp ngoài vùng chi trả của bảo hiểm thân tàu biển
- Tàu không đủ khả năng hoạt động, không đủ điều kiện để ra khơi hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định như đã đăng ký với pháp luật.
- Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách hoặc địa phương ban hành.
- Hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm hoặc người thừa hành như: Người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và thủy thủ để nhận được sự đền bù.
- Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc thuyền viên không có bằng lái hoặc chứng chỉ hợp pháp theo quy định của nhà nước hoặc tai nạn xảy ra do những người này đang trong tình trạng không đủ tỉnh táo như say rượu, bia, sử dụng ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác.
- Tàu bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thủy triều hoặc con nước lên xuống trong lúc đang neo đậu.
- Do vỏ, máy móc hoặc các trang thiết bị của tàu bị hao mòn theo thời gian.
- Tàu đang neo đậu tại cảng hoặc các vùng nước không được phép neo đậu hoặc được phép neo đậu mà không được neo, cột đúng quy định hoặc các thuyền viên được phân công trực tàu không có mặt thực hiện nghĩa vụ trực tàu tại thời điểm xảy ra sự cố…
Như vậy, với những thông tin trên đây, các bạn đã nắm chắc được về đối tượng cũng như phạm vi chịu trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu biển rồi chứ. Nếu như vẫn còn có ý kiến thắc mắc nào khác về bảo hiểm thân tàu biển nói riêng cũng như bảo hiểm tàu biển nói chung thì các bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank để có được cho mình một câu trả lời chi tiết và chính xác nhất nhé.