Mục lục
Việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chi phí cho các dịch vụ khám thai, siêu âm, xét nghiệm,… có thể trở thành gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình. Vậy, thẻ bảo hiểm y tế có khám thai được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Thẻ bảo hiểm y tế có khám thai được không?
Trả lời: Thẻ bảo hiểm y tế có thể sử dụng và được chi trả quyền lợi khi tham khai.
Tuy nhiên, quyền lợi sẽ được đảm bảo khi khám thai với các đối tượng sau:
- Nữ lao động mang thai
- Nữ lao động sinh con
- Người mẹ nhờ mang thai hộ và nữ lao động mang thai hộ
- Người đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi được quy định tại điểm b, c, d của khoản 1, Điều 21, luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014.
>> Sử dụng thẻ BHYT khám thai trái tuyến có được hưởng quyền lợi không? Tham khảo chi tiết bài viết sau: Bảo hiểm y tế trái tuyến là gì? Trường hợp được và không được hưởng quyền lợi
2. Thời gian hưởng chế độ BHYT khi khám thai
Trong suốt thai kỳ, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, 1 ngày/lần. Nếu cơ sở khám chữa bệnh xa nơi ở của thai phụ hoặc người mang thai có bệnh lý thì được nghỉ 2 ngày/lần khám.
Trường hợp phá thai bệnh lý, thai lưu, sẩy thai, nạo hoặc hút thai thì thời gian nghỉ BHYT cụ thể là:
- 10 ngày đối với thai dưới 5 tuần tuổi
- 20 ngày đối với thai trong tuần tuổi 5 – 13
- 40 ngày đối với thai trong tuần tuổi 13 – 25
- 50 ngày đối với thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên
3. Thẻ bảo hiểm y tế có được chi trả đầy đủ chi phí
Để được chi trả đầy đủ chi phí khi sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện để khám thai sẽ phụ thuộc tuyến bệnh viện khám. Các trường hợp hưởng bảo hiểm bao gồm:
- Hưởng 100% chi phí: BHYT cấp xã phường thì sẽ được hưởng 100% chi phí thăm khám định kỳ hoặc sử dụng thuốc có trong quy định tại trung tâm y tế xã phường.
- Hưởng 60 – 70% chi phí: Vượt lên tuyến trên được hưởng mức BHYT thấp hơn, giao động trong khoảng 60 – 70% ở tuyến huyện, tỉnh.
- Hưởng 40%: Vượt tuyến được hưởng mức BHYT 40% đối với tuyến trung ương.
4. Những trường hợp được và không được chi trả BHYT khám thai
- Người được bảo hiểm được chi trả chi phí BHYT khám thai trong trường hợp: Khám thai tại bệnh viện đăng ký BHYT và khám định kỳ theo lịch hẹn chuẩn của bác sĩ, theo quy trình khám tiêu chuẩn.
- Người được bảo hiểm không được chi trả chi phí BHYT khám thai trong trường hợp: Khám thai không theo lịch định kỳ do bác sĩ chỉ định và không nhằm những mục đích điều trị hay phục hồi chức năng thì sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Thẻ bảo hiểm y tế có khám thai được không? Tuy nhiên, để hưởng đầy đủ quyền lợi khi thực hiện thăm khám, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân, thẻ BHYT và cần khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.
>> Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không chỉ giúp bạn hạn chế những rủi ro, mà đây còn là cách giảm bớt gánh nặng tài chính. Vậy mức giá BHYT hộ gia đình là bao nhiêu? Tham khảo thêm bài viết sau: [Cập nhật] Giá bảo hiểm y tế hộ gia đình là bao nhiêu?