hinh2-tim-hieu-muc-phi-bao-hiem-tau-thuy-tai-viet-nam-hien-nay

Tìm hiểu mức phí bảo hiểm tàu thủy ở Việt Nam hiện nay

Khi muốn tham gia bảo hiểm tàu thủy thì một trong số những thông tin mà bạn nhất định phải nắm chắc và tìm hiểu kỹ đó chính là mức phí bảo hiểm tàu thủy trong thời điểm hiện tại. Vậy ở thời điểm năm 2019 hiện nay, mức phí bảo hiểm tàu thủy là bao nhiêu?

Việt Nam là một đất nước với lợi thế là một quốc gia ven biển và có hệ thống sông ngòi dày đặc, chính vì thế mà việc kinh doanh vận tải đường thủy và khai thác đánh bắt thủy hải sản được xem như là những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và luôn thu hút được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có những đặc thù riêng, bên cạnh nguồn lợi nhuận cao thì ngành nghề kinh doanh đường thủy cũng chứa đựng nhiều điều rủi ro từ thiên tai, va chạm, cháy nổ,… gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp cũng như người dân. Chính vì vậy mà bảo hiểm tàu thủy xuất hiện đã phần nào giúp cho họ bớt đi được những rủi ro ngoài ý muốn và thêm phần an tâm hơn trong mỗi chuyến hành trình của mình. Vậy hiện nay, mức phí bảo hiểm tàu thủy tại các công ty bảo hiểm quy định là bao nhiêu?

Xem thêm: Tìm hiểu về bảo hiểm thân tàu thủy nội địa cho các tàu thuộc lực lượng vũ trang

Theo như những gì mà các chuyên gia kinh tế tài chính TheBank cung cấp thì hiện nay, không có mức phí bảo hiểm tàu biển cụ thể, mà thay vào đó sẽ là công thức tính phí bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)

Công thức tính phí bảo hiểm tàu thủy này được quy định chung cho các loại bảo hiểm tàu thủy như: Bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

hinh1-tim-hieu-muc-phi-bao-hiem-tau-thuy-tai-viet-nam-hien-nay

Phí bảo hiểm tàu thủy được tính theo một công thức quy định chung.

Sau khi đã nắm được công thức tính phí bảo hiểm tàu biển và đã xác định được gói bảo hiểm phù hợp rồi thì việc tiếp theo mà bạn cần phải ghi nhớ đó chính là quá trình thu phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Trường hợp bán lẻ và không có hợp đồng bảo hiểm: Phí bảo hiểm tàu thủy sẽ được thu ngay sau khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.

Trong trường hợp có hợp đồng bảo hiểm:

  • Đối với hợp đồng bảo hiểm dưới hoặc bằng 12 tháng thời hạn thu phí như sau:
  • Mức phí thu dưới hoặc bằng 10 triệu đồng cho 1 hợp đồng: Trong trường hợp này thì các công ty bảo hiểm sẽ không áp dụng thu phí nhiều kỳ và sẽ tiến hành thu ngay khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực.
  • Hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm nếu có mức phí bảo hiểm trên 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì số kỳ thanh toán được quy định không quá 2 kỳ. Trong đó kỳ nộp đầu tiên không chậm quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và số phí nộp cho kỳ đầu tiên không dưới 50% mức phí bảo hiểm của cả năm. Số phí bảo hiểm còn lại sẽ được nộp cho kỳ sau nhưng không chậm quá 5 tháng kể từ ngày các loại giấy tờ chứng nhận của bên công ty bảo hiểm có hiệu lực.

dang-ky-tu-van

  • Đối với hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có phí bảo hiểm trên 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì số kỳ thanh toán sẽ không được vượt quá 3 kỳ.
  • Hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có phí bảo hiểm tàu biển trên 50 triệu đồng thì số kỳ thanh toán không quá 4 kỳ.

hinh2-tim-hieu-muc-phi-bao-hiem-tau-thuy-tai-viet-nam-hien-nay

Mỗi một trường hợp cụ thể khi tham gia bảo hiểm tàu thủy sẽ có quy trình thu phí bảo hiểm riêng.

Trong đó: Kỳ nộp đầu tiên không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực và số phí nộp cho kỳ đầu tiên không được dưới 25% phí bảo hiểm của cả năm. Số phí bảo hiểm còn lại sẽ được nộp cho các kỳ sau và được tính bằng cách chia đều số phí bảo hiểm còn lại cho số kỳ phải thanh toán. Kỳ nộp cuối cùng không được chậm quá 9 tháng kể từ ngày các loại giấy tờ kể trên có hiệu lực.

  • Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có phí bảo hiểm dài hạn trên 12 tháng.
  • Trường hợp hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có phí bảo hiểm áp dụng biểu phí bảo hiểm dài hạn thì khách hàng có thể thanh toán phí bảo hiểm tàu thủy theo nhiều kỳ nhưng tất cả các kỳ thanh toán chỉ thực hiện gói gọn trong năm đầu tiên giống như hợp đồng bảo hiểm dưới hoặc bằng 12 tháng.
  • Đối với trường hợp hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm có phí bảo hiểm không áp dụng biểu phí bảo hiểm dài hạn. Khách hàng có thể thanh toán phí bảo hiểm làm nhiều kỳ theo từng năm bảo hiểm. Phí bảo hiểm của từng năm được chia thành các kỳ theo quy định giống như hợp đồng bảo hiểm dưới hoặc bằng 12 tháng.
Đánh giá bài viết
Tìm hiểu mức phí bảo hiểm tàu thủy ở Việt Nam hiện nay
Đánh giá bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *