Tư vấn viên bảo hiểm – Nghề vừa dễ vừa khó

Tư vấn viên bảo hiểm – Nghề vừa dễ vừa khó

Cái được của nghề tư vấn viên bảo hiểm

Một trong những điều thuận lợi khi làm một tư vấn viên bảo hiểm là việc gia nhập ngành không quá phức tạp. Tại điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: cá nhân là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ; có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cấp được phép hoạt động đại lý bảo hiểm.

Không yêu cầu bằng cấp, trình độ hay trường lớp bài bản, vậy lấy gì để một người bình thường trở thành người tư vấn bảo hiểm? Câu trả lời là kiến thức. Bất kể ngành nghề nào cũng cần xây dựng một nền tảng về kỹ năng, trải nghiệm cũng như hiểu biết về nghề, và ngành bảo hiểm cũng không phải ngoại lệ.

Nhân viên mới, ngay sau khi khi hoàn thành khóa học gồm 10 buổi, trải qua bài thi trắc nghiệm của Bộ Tài chính, sẽ nhận được chứng chỉ đào tạo. Ngay kể từ thời điểm đó, họ đã bước một chân vào con đường trở thành một tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp.

Thời gian cũng là một loại chi phí. Không tốn nhiều thời gian để nắm được tham gia vào một ngành mới, sôi động và nhiều tiềm năng hoàn toàn là một lợi thế của nghề bảo hiểm.

>> Bạn có biết: Làm tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ giúp bạn trở thành chuyên gia của các nghề khác

How-to-Find-the-Right-Health-Insurance-BrokerKhông yêu cầu về bằng cấp, không tốn quá nhiều thời gian đào tạo, dễ kiếm tiền là những cái được của nghề tư vấn bảo hiểm

Dễ kiếm tiền cũng là một điểm cộng khác khiến nhiều người mong muốn được làm một phần của ngành này. Một nhà tư vấn bảo hiểm có thể đạt tới 40% hợp đồng kí được, ngoài ra, còn được hưởng các trợ cấp, ưu đãi khác từ hãng. Đây là con số khiến nhiều người cân nhắc, và mong muốn trở thành một nhà tư vấn viên bảo hiểm tài năng.

Những khó khăn khi bắt tay vào nghề tư vấn viên bảo hiểm

Cũng giống như những nghề bán hàng khác, tư vấn bảo hiểm cũng đòi hỏi người tham gia phải có sự bền bỉ. Học mỗi ngày, không ngừng nâng cao kiến thức, học cách bị từ chối, học cách thuyết phục người từ chối là những điều những “tân binh” phải xác định từ đầu.

dang-ky-tu-van

Một người tư vấn bảo hiểm giỏi phải có trong tay nhiều kĩ năng như kĩ năng quảng cáo tiếp thị, kĩ năng nắm bắt tâm lý khách hàng cùng với đó là sự cẩn thận, tỉ mỉ và tận tụy. Bên cạnh tìm kiếm, mở rộng đối tượng, người bán bảo hiểm cũng cần quan tâm, chăm sóc những khách hàng thân cũ để gia tăng niềm tin nơi họ, bởi không phải chỉ đợi người mua đặt bút kí là xong, hợp đồng bảo hiểm còn ràng buộc bạn phải có trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm trong thời gian dài, 10 năm, 20 năm hoặc hơn thế.

Cái khó của nghề này không chỉ là bạn phải liên tục trau dồi để nắm vững những hiểu biết về lĩnh vực, lựa chọn, cung cấp sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể mà nó còn nằm ở việc bạn phải vượt qua được bản thân mỗi ngày, làm sao để mình tốt hơn chính mình ngày hôm qua.

>> Hãy luôn mỉm cười và tự hào vì bạn là một tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ.

PROVEEDORTrở thành tư vấn bảo hiểm không khó, nhưng trụ lại bao lâu với nghề là một câu chuyện khác.

Cái gì miễn phí, dễ dàng thì ít được trân trọng. Điều này cũng hoàn đúng với nghề bán bảo hiểm. Bạn chỉ bỏ ra một vài tuần để nhận được chứng chỉ sau một khóa học ngắn và cũng chỉ mất chừng đó thời gian để… bỏ nghề nếu như bạn bắt đầu công việc này từ lợi nhuận khổng lồ chứ không phải từ giá trị bảo vệ người tiêu dùng.

Nếu chỉ quan tâm tới hoa hồng, tiền thưởng từ mỗi hợp đồng mà không thực sự chú ý tới lợi ích, tới mục tiêu tham gia của khách hàng thì bạn không thể sống với nghề lâu được. Làm nghề bán bảo hiểm, bạn nhất định phải có sự kiên trì. Càng “ham hố” khoản tiền từ hợp đồng, bạn càng dễ nản và buông xuôi khi bị từ chối thằng thừng, bị chê bai khi không được chào đón, bị dè bỉu từ những người không hiểu hết những gì bảo hiểm nhân thọ mang lại.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là vô cùng tiềm năng, ngày càng nhiều công ty mới có vốn đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường. Đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt từ những đại lý mọc lên như nấm sau mưa. Không xác định được con đường lâu dài và sự gắn bó cần thiết, bạn sẽ khó lòng trở thành một nhà tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp được.

>> 5 đại kị mà tư vấn viên phải tự dặn lòng không bao giờ được mắc phải.

thebank_hoahongdailybaohiemlagitylehoahongbaohiemnhanthoduoctinhnhunaomin_1465181836Nếu bạn có cái nhìn đúng đắn về tư vấn bảo hiểm, nghề sẽ đền đáp bạn xứng đáng

Bất kể nghề nào, dù là việc gì đi chăng nữa, đều mang đến cho chúng ta một giá trị nhất định, qua đó, tự bản thân người lao động có được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đúng đắn. Nếu là một người mong muốn đem lại sự bảo đảm an toàn cho người khác, tận tâm, có thái độ cầu thị với nghề, đồng thời phát triển bản thân và có thêm nhiều hiểu biết, từ đó xây dựng nên một thu nhập tốt, tư vấn viên bảo hiểm hoàn toàn phù hợp với bạn. Còn nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận từ việc mang lại, không ham muốn trau dồi, tìm tòi kiến thức, không muốn bản thân phát triển kĩ năng, không có sự chăm chỉ, cần cù và có một cách nhìn đúng đắn thì dù có gia nhập đi chăng nữa, bạn cũng không trụ lại nghề tư vấn  bảo hiểm nhân thọ được bao lâu.

Đánh giá bài viết
Tư vấn viên bảo hiểm – Nghề vừa dễ vừa khó
5 (100%) 3 votes

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *