Bạn sẽ hối tiếc nếu trong tay không có bảo hiểm nhân thọ khi mắc bệnh hiểm nghèo

Xã hội hiện đại làm cho cuộc sống tiện nghi hơn nhưng lại tỷ lệ nghịch với sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Cuộc sống luôn có những rủi ro mà bạn không thể nào lường trước được, một trong số đó là bệnh hiểm nghèo.

Bệnh hiểm nghèo – nỗi lo không của riêng ai.

Hiểm hoạ bệnh hiểm nghèo luôn tiềm ẩn trong môi trường sống. Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm do khói bụi và chất thải chưa xử lý từ các nhà máy, những tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc nguồn phóng xạ nhân tạo, các loại virút, ký sinh trùng và vi khuẩn là những ‘sát thủ giấu mặt’ của bệnh hiểm nghèo. Hơn nữa, con người ngày nay dường như bận rộn hơn, không còn thời gian cho các hoạt động thể thao và giải trí, dẫn đến các căn bệnh thời đại như béo phì, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ,…Những món ăn nhanh thừa dầu mỡ, muối, cholesterol đang dần thay thế bữa ăn truyền thống cân bằng rau quả như trước đây. Đó cũng là những tác nhân âm thầm gây bệnh hiểm nghèo.

Benh-hiem-ngheo-noi-lo-khong-cua-rieng-ai

Bệnh hiểm nghèo – nỗi lo không của riêng ai

Những căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều hơn, mới hơn, phức tạp hơn, và đáng buồn là trẻ hoá độ tuổi hơn.

Hàng năm trên thế giới số người mắc ung thư lên tới 14,1 triệu người và hơn 8 triệu người trong số đó tử vong. Còn ở nước ta hàng năm có gần 300 ngàn người mắc ung thư, số người tử vong vì ung thư là gần 100 ngàn người. Bệnh hiểm nghèo gây tử vong cao gấp 16 lần tai nạn giao thông gây ra.

Gánh nặng tài chính khi bất ngờ bệnh nặng, không tiền

Bệnh tật không chừa một ai dù giàu hay nghèo. Bệnh hiểm nghèo là rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong suốt cuộc đời. Nhưng chúng ta lại luôn dửng dưng trước sức khỏe của chính mình. Nghĩ đến chuyện tới viện khám mất cả buổi, lại tốn tiền bạc thì ai cũng e dè, tặc lưỡi rằng mình còn rất khỏe, không cần thiết phải đi khám sức khỏe định kỳ. Để rồi tới khi bệnh có biểu hiện, mới lo khăn gói tới bệnh viện thì tá hỏa đã thành trọng bệnh.

benh-hiem-ngheo-xuat-hien-ngay-cang-nhieu-va-tre-hoa-do-tuoi-hon

Bệnh hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều và trẻ hóa độ tuổi hơn

Bệnh hiểm nghèo không chỉ bào mòn cuộc sống của người bệnh. Người mắc bệnh hiểm nghèo không chỉ gánh chịu những đau đớn của bệnh tật, nỗi đau thể xác khi truyền cả trăm thứ thuốc vào người, của những đợt xạ trị. Mà còn đẩy gia đình vào tình huống cạn kiệt tài chính, khi phí điều trị các bệnh hiểm nghèo thường tiêu tốn hàng chục triệu đến cả tỷ đồng. Một khi mang bệnh thì “người giàu cũng khóc’’ chứ không kể các gia đình thu nhập trung bình và thấp. Tai ương ập đến với ai bất kỳ lúc nào và tiền bạc đội nón ra đi nhanh không tưởng. Không ít những gia đình có hoàn cảnh thiếu thốn phải bán nhà, bán đất, đi vay mượn để chữa trị cho người thân với tâm niệm “còn nước còn tát”. Bệnh thì chưa chữa được nhưng tương lai thì đứng trước một số nợ lên tới hàng trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn thế mà không có khả năng trả. Sống ở đâu khi nhà đã bán? Tiền ăn ở đâu khi tiền chữa bệnh còn đang phải đi chạy từng đồng? Và đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân và gia đình đành bỏ cuộc chữa trị giữa chừng vì không thể tiếp tục gánh đỡ chi phí điều trị.

Chi-phi-chua-tri-cho-benh-hiem-ngheo-là-con-so-cuc-ky-lon

Chi phí cho việc chữa trị bệnh hiểm nghèo là một con số cực kỳ lớn

Là bệnh nhân, có một tinh thần tốt là liều thuốc số 1. Bạn có thể có tinh thần tốt nhưng nếu khánh kiệt về kinh tế, bạn sẽ khó có thể duy trì được tinh thần ấy. Nếu bạn nghèo hoặc không có tiền, bạn nghĩ bạn hay gia đình sẽ ra sao? Nếu tính mạng của bạn được đổi lại bằng việc mất đi cuộc sống và tương lai của những người thân, liệu bạn có bằng lòng đánh đổi và tiếp tục chữa trị?

Vậy, nếu không phòng tránh được rủi ro, bệnh tật thì việc chuẩn bị tài chính dự phòng cho sức khỏe, phù hợp với ngân sách gia đình như việc tham gia bảo hiểm nhân thọ liệu có lãng phí?

Để không phải nói hai từ “giá như…”

Có lẽ những người từng chiến thắng ung thư, sống cùng tiểu đường hay các bệnh tim mạch mãn tính mới là những người hiểu sâu sắc nhất giá trị của bảo hiểm nhân thọ khi ít nhất đã một lần nhìn thẳng vào câu hỏi “liệu mình sẽ để lại gì cho gia đình”.

Ban-da-lam-gi-de-bao-ve-minh-va-nguoi-than-truoc-rui-ro-benh-tat

Bạn đã làm gì để bảo vệ mình và gia đình trước rủi ro bệnh hiểm nghèo

Bệnh hiểm nghèo nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi cao. Nhưng ở giai đoạn này phải thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng và tốn kém. Nếu chưa có sẵn một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc tìm kiếm giải pháp bảo vệ hữu hiệu cho người bệnh và những người thân sẽ không hề đơn giản. Lúc này, bạn mới thực sự thấy rằng đầu tư vào bảo hiểm là không thừa.

ban-se-phai-hoi-tiec-neu-trong-tay-khong-co-bao-hiem-nhan-tho

Bạn nhất định sẽ hối tiếc nếu trong tay không có bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ vốn dĩ là một sự phòng xa. Với những hiệu quả về lâu về dài mà bảo hiểm có thể đem lại cho người sử dụng thì dù không có ai phụ thuộc vào tài chính thì bạn cũng nên mua cho mình một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bởi bảo hiểm nhân thọ chính là giải pháp tài chính hữu hiệu nhất bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật nhất là khi đứng trước bệnh hiểm nghèo. Là lựa chọn tối ưu giúp chúng ta giảm bớt nỗi lo chi phí chữa trị ngay từ ban đầu, ít nhất cũng làm mình cảm thấy, mình không trở thành gánh nặng của gia đình, để có được sự an tâm chữa bệnh, an tâm để sống khoẻ, sống vui. Và, nếu như may mắn, thì đây cũng là cách tốt nhất để chuẩn bị cuộc sống an nhàn khi về già.

Vậy nên, đừng chần chừ trong việc tham gia bảo hiểm nhân thọ nhé. Thời điểm tham gia bảo hiểm nhân thọ tốt nhất là khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Nếu chờ đợi, những vấn đề về sức khỏe có thể khiến bạn không đủ tiêu chuẩn để chọn được gói bảo hiểm ưng ý. Hơn nữa, ngay cả khi sức khỏe của bạn ở tình trạng tốt, phí bảo hiểm luôn luôn dựa theo độ tuổi, vì vậy đừng ngạc nhiên khi chỉ mua chậm 1 năm mà bạn phải trả phí cao hơn.

Đánh giá bài viết
Bạn sẽ hối tiếc nếu trong tay không có bảo hiểm nhân thọ khi mắc bệnh hiểm nghèo
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *